Thị trường ngành in kỹ thuật số Việt Nam
Công nghệ in Kỹ thuật số xu hướng phát triển tất yếu của ngành in tại Việt Nam
Ở các nước trên thế giới, in KTS đã phát triển đến mức hoàn thiện và ngày càng chiếm thị phần của in truyền thống. Ở nước ta, có lẽ thị trường in KTS tại Tp.HCM phát triển nhanh và sôi động nhất.
Tuy nhiên, sự bùng nổ của internet và truyền thông kỹ thuật số tiếp tục trở thành mối đe dọa hàng đầu. Theo báo cáo của Hiệp hội In VN, so với hai năm trước đây, số lượng phát hành báo, tạp chí về chính trị – kinh tế – xã hội đã giảm 20 – 30%, các loại sách tra cứu, tự điển giảm tới 50%. Ngoài ra, ngành in còn phải đối mặt với giá giấy biến động thất thường…
Lượng báo in đang ngày càng giảm dần bởi sự phát triển như vũ bảo của công nghệ số. Hơn nữa, mọi người có xu hướng dùng các thiết bị hiện đại thay cho tờ báo hằng ngày. Báo chí cũng đã dần thay đổi, tờ báo không còn là tờ trắng đen nữa mà đã có thêm màu sắc thu hút ánh nhìn hơn.
Số lượng Catalogue giảm dần do việc quảng cáo chuyển sang quảng cáo online. Tuy nhiên, catalogue vẫn tồn tại song song với quảng cáo online chứ ko mất hẳn.
Tờ rơi hay brochure đã được cá nhân hóa. Đây là thị phần lớn trong lĩnh vực in ấn. Phần lớn đã được in theo kiểu nội dung biến đổi để gửi đến từng hộ gia đình. Tờ rơi không còn đơn thuần là tờ giấy ghi thông tin mà còn mang tính chất quảng cáo sản phẩm. Những quyển hướng dẫn sử dụng dần dần đã được thay thế bằng các dữ liệu số.
Do cách tiếp cận và phương pháp kinh doanh giống như gia công in offset nên thị trường in kỹ thuật số còn rất nhỏ. Với cách tiếp cận như in offset truyền thống thì giá thành theo trang in là một rào cản lớn nhất của in kỹ thuật số. Nó phải được tính toán cẩn thận tất cả các chi phí ẩn như độ phủ mực, hư hỏng do vật liệu và thay thế phụ tùng khi tới hạn. Tất cả các thông số này ở Việt Nam đều không rõ ràng nên nhà in rất ngại đầu tư hoặc chỉ nhận thức được vấn đề khi đã quá trễ.
In chỉ là một công đoạn trong việc sản xuất một sản phẩm in cuối cùng, trong đó thành phẩm đóng một tỷ trọng không nhỏ trong giá thành. Thành phẩm ở Việt Nam chủ yếu được thực hiện thủ công do giá nhân công rẻ. Các nhà kinh doanh in KTS hiện nay chưa quan tâm đến thiết bị thành phẩm chuyên dùng cho KTS nên chất lượng thành phẩm rất kém và thường làm hỏng cả tài liệu. Chính vì vậy ưu thế về thời gian và chất lượng của in kỹ thuật số mất đi và kèm theo đó là mất đi tính cạnh tranh của nó trên thị trường vốn đã có nhiều phức tạp.
Các văn phòng, công ty lớn nước ngoài ở Việt Nam có nhu cầu in nhanh theo yêu cầu và sẵn lòng trả chi phí cao cho dịch vụ này cũng chưa có nhiều. Thông thường các đối tượng có yêu cầu in nhanh cũng chỉ ở mức độ in laser trắng đen hoặc máy in laser màu văn phòng. Nhu cầu giải pháp in cho văn phòng cũng chưa phổ biến.
Vì các nhà in KTS hoạt động như một cơ sở sản xuất chứ không phải là một cơ sở cung cấp dịch vụ nên giá thành là yếu tố quan trọng nhất. Tiêu chí hàng đầu của nhà đầu tư cũng như khách hàng hiện nay là giá rẻ. Trên thế giới, khi kinh doanh KTS thì giá trị gia tăng mới là các yếu tố làm nên lợi nhuận. Các giá trị gia tăng của in kỹ thuật số in nhanh theo yêu cầu, in dữ liệu biến đổi, thời gian, kinh doanh qua web phải được nhận thức đúng đắn từ phía các cơ sở in cũng như thị trường. Nếu không giải quyết được các yếu tố này, in KTS sẽ không có cơ hội để phát triển tại VN.
Rõ ràng là có một khoảng trống rất lớn về thông tin trong lĩnh vực in kỹ thuật số cả về phía nhà đầu tư cũng như khách hàng tiềm năng. Các nhà cung cấp thiết bị in KTS đang thâm nhập thị trường Việt Nam và thị trường đang phát triển tự phát không có định hướng.
Nhìn chung lại, ngành in kỹ thuật số đang dần dần lấy thi phần của các ngành in khác. Tuy nhiên in kỹ thuật số vẫn còn 1 số giới hạn so với in truyền thống như hiệu quả in dữ liệu không đổi với số lượng lớn, giới hạn kích thước tờ in… Chính vì vậy, trong giai đọan chuyển giao này thành công nhất vẫn là sự kết hơp giữa in kỹ thuật số và các công nghệ in truyền thống.
Như vậy, in kỹ thuật số hiện nay chưa chứng minh được ưu thế của nó nên còn đang loay hoay phát triển. Để phát triển thị trường in KTS, có hai việc mà các nhà kinh doanh in KTS cần phải làm:
Nếu xác định sẽ tiếp tục kinh doanh theo kiểu gia công như in offset như hiện nay thì các nhà in KTS cần phải ngồi lại với nhau để xác định giá sàn, tránh tình trạng hạ thấp giá như hiện nay khiến cho các doanh nghiệp không thể khấu hao máy và tái đầu tư giống như trường hợp của xuất phim trước đây.
Cần phải xác định ưu thế hay các giá trị gia tăng của máy in KTS so với các phương pháp in truyền thống từ đó tổ chức các hình thức kinh doanh sáng tạo để có thể tính giá cao hơn. Về lâu dài các doanh nghiệp cần phải tiến dần đến việc sản xuất các ấn phẩm dựa trên ưu thế của in KTS.
>> Xem thêm: In Kỹ Thuật Số là gì?
Một số lưu ý khi thiết kế bản in
Dưới đây là một số lưu ý khi thiết kế bản in bạn nên quan tâm để bản in của mình thật hoàn hảo nhé.
1/Tham khảo ý kiến của đơn vị in ấn
Trước khi thiết kế một mẫu sản phẩm in ấn phục vụ cho quảng cáo, bạn nên tham khảo ý kiến của nhà in để tìm hiểu về kích thước và định dạng chuẩn của từng loại máy in. Các mẫu thiết kế của bạn có thể trông rất đẹp, rất sáng tạo và là tâm huyết của bạn, nhưng nếu khi mang đi in, có sự sai lệch về kích thước chuẩn hay định dạng mà bạn sử dụng không tương thích với hệ thống máy in của đơn vị in ấn thì bạn lại phải mất công sửa lại bản thiết kế hoặc tìm nơi in ấn khác.
2/ Thiết kế hình ảnh gọn, không rườm rà
Bố cục hình ảnh và nội dung câu chữ rõ ràng, không nên rườm rà. Nên phác thảo sẵn một bản thảo thiết kế để tránh gặp phải các lỗi và giúp công việc thiết kế được hoàn chỉnh hơn.
Không sử dụng màu sắc đối lập, ví dụ như nền đen chữ đỏ, sẽ gây khó chịu cho người đọc. Sử dụng phông nền màu sắc nhẹ nhàng, tránh sử dụng các gam màu nóng, gây chói mắt người đọc. Thay vì sử dụng nhiều phông chữ khác nhau cho một đoạn văn, hãy sử dụng chữ in đậm hoặc in nghiêng để nhấn mạnh ý.
Tránh không viết hoa toàn bộ nội dung, chỉ nên sử dụng cho phần tiêu đề hoặc điều gì đó thật quan trọng. Cỡ chữ khoảng 11 – 13, không quá to hoặc quá nhỏ; nên sử dụng kiểu chữ mãnh, tạo khoảng cách giữa các chữ rộng hơn, người đọc sẽ dễ dàng đọc hơn.
3/ Liên hệ in ấn khi đã có bản thiết kế
Sau khi hoàn tất thiết kế bản in, bạn nên tìm kiếm và liên hệ với nhà in uy tín có hệ thống máy in kỹ thuật số tiên tiến, sẽ mang đến chất lượng in ấn tối ưu, sản phẩm in có màu sắc đẹp, mịn không bị vỡ màu, nhòe hình.
Hướng dẫn cách thiết kế, xuất file in kỹ thuật số
Thiết kế và xuất file là công việc cơ bản mà người chịu trách nhiệm thiết kế in ấn cần phải biết. Để có được sự chuẩn xác và tính an toàn, bạn cần thực hiện theo những yêu cầu sau:
Bạn cần phải xác định rõ phần mền mà mình định thiết kế file, có các phần mềm để thiết kế như: ILLUSTRATOR, COREL, PHOTOSHOP…
Kỹ năng khi thiết kế in ấn:
- Nếu là ảnh bitmap thì ảnh phải chất lượng cao, kích thước phải chuẩn.
- Hệ màu của file thiết kế là CMYK.
- Độ phân giải tối thiểu để in ra một sản phẩm chất lượng là từ 200dpi – 300dpi.
- Nếu sử dụng photoshop để thiết kế thì kích thước của file phải chuẩn.
– Ví dụ: Bạn muốn in 1 poster kích thước 1m thì file thiết kế của bạn phải là 1m.
Kỹ năng khi xuất file:
- Các file có thể in là “.cdr” , “.ai “, “EPS”, “.TIF “, “TIFF “, “JPG “, “JPEG”, “JPE”, “PSD”.
- Các file trên đều có thể in được nhưng các bạn hạn chế sử dụng các file : JPG, JPEG, JPE vì các file này là ở định dạng file nén chất lượng ảnh đã kém nên các bạn hạn chế sử dụng định dạng này.
- Trước khi chép file đi in các bạn phải convert tất cả font chữ trong file thiết kế của bạn, đề phòng trường hợp thiếu font chữ.
- Khi chép file đi in các bạn có thể chép file góc để đi in hoặc là chuyển sang dạng “.TIF” (định dạng TIF là định dạng chuẩn trong in ấn).
Nguồn: http://inkythuatso.com/thi-truong-nganh-in-ky-thuat-so-viet-nam-865.html
Đăng bởi Minh Thiện Tags: Công ty in ấn, Công ty In Kỹ Thuật Số, dịch vụ in ấn, dịch vụ in kỹ thuật số chuyên nghiệp, in ấn chuyên nghiệp, in ấn quảng cáo, in ấn thiết kế, In ấn uy tín, In Kỹ Thuật Số, In Kỹ Thuật Số giá rẻ, In nhanh kỹ thuật số, thế giới in ấn